Những điều cần biết về Chỉ Thị 10 áp dụng đối với Tp HCM

nhung dieu can biet ve chi thi 10 cua tp hcm[1]

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ CHỈ THỊ 10 ÁP DỤNG ĐỐI VỚI TP.HCM

Chiều 28-6, trao đổi với báo chí, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức cho biết TP sẽ tiếp tục thực hiện chỉ thị 10 sau khi hết thời gian thực hiện giãn cách xã hội đợt 2 (dự kiến kết thúc vào 0h ngày 29/6/2021). Vậy chỉ thị 10 mà thành phố Hồ Chí Minh đang áp dụng có những điểm nào cần lưu ý, sau đây VNPS sẽ liệt kê một số nội dung quan trọng để quý khán thính giả cùng nắm được và thực hiện nhé!

Trước thời điểm kết thúc thời gian giãn cách xã hội đợt 2, nhiều người dân TP.HCM quan tâm biện pháp tiếp theo của TP để chống dịch trong thời gian tới. Trong đó, nhiều người thắc mắc về việc có tiếp tục tạm dừng các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu hay không.

Trao đổi với báo chí, Phó chủ tịch UBND TP Dương Anh Đức cho biết TP.HCM sẽ tiếp tục thực hiện chỉ thị 10 của UBND TP sau 0h ngày 29/6/2021.

“Chỉ thị 10 không có thời hạn thực hiện. Sau ngày 30-6, TP vẫn áp dụng phương án này”, ông Dương Anh Đức nói.

Như vậy, từ 0h ngày 29-6, TP.HCM tiếp tục thực hiện nghiêm các giải pháp của chỉ thị 10 của UBND TP. Trong đó, có giải pháp mạnh như dừng tất cả các loại hình kinh doanh dịch vụ không thiết yếu, dừng hoạt động các chợ tự phát.

Không tụ tập trên 3 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tuân thủ triệt để quy tắc 5K của Bộ Y tế; yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 1,5m giữa người với người tại các địa điểm công cộng.

Yêu cầu mọi người dân chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, phân xưởng, xí nghiệp và các trường hợp khác do Sở Y tế hướng dẫn.

Trước đó, từ 0h ngày 31-5, TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị số 15 của Thủ tướng trong vòng 15 ngày, riêng quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc, quận 12 giãn cách theo chỉ thị 16.

Nhưng do TP.HCM xuất hiện nhiều chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng nên đến ngày 14-6, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong tiếp tục chỉ đạo giãn cách xã hội toàn địa bàn TP.HCM theo chỉ thị 15 thêm 2 tuần, từ 0h ngày 15-6 cho đến 0h ngày 29-6.

Đến ngày 19-6, UBND TP.HCM ban hành chỉ thị số 10 về siết chặt và tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP.HCM; tạm ngưng các chợ tự phát, dừng vận chuyển hành khách công cộng…

TP.HCM cũng quyết định thiết lập vùng phong tỏa tại KP2, phường 16, quận 8; một phần ấp Hậu Lân thuộc xã Bà Điểm và một phần khu phố 1, 2, 5, 6, 7 thuộc thị trấn Hóc Môn; ấp Tân Thới 2, ấp Tân Thới 3 và một phần ấp Thới Tây 1 thuộc xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn; khu phố 2, 3, 4 thuộc phường An Lạc, quận Bình Tân.

– theo báo Tuổi Trẻ –

Những kiến thức cần biết Vaccin Covid 19

nhung kien thuc can biet ve vaccin[1]

NHỮNG KIẾN THỨC CẦN BIẾT VỀ VACCIN COVID 19

Hiện tại, cả nước đang bước vào giai đoạn tiêm Vắc Xin đại trà, nhằm ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh Covid 19. Có một số kiến thức cơ bản về Vắc Xin mà chúng ta vẫn đang thắc mắc. Trong chương trình Radio này VNPS xin gửi tới quý khán thính giả một số thông tin hữu ích cần biết vể Vắc Xin, để quý vị hiểu rõ hơn và có thêm niềm tin trước khi tiêm.

  1. VẮC XIN HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?:

Các loại Vắc Xin khác nhau tác động theo những cách khác nhau để tạo ra khả năng bảo vệ. Nhưng với tất cả các loại Vắc Xin, cơ thể sẽ được cung cấp tế bào lympho T “ghi nhớ” cũng như tế bào lympho B sẽ ghi nhớ cách chống lại vi-rút trong tương lai.

Thông thường, vài tuần sau khi tiêm chủng, cơ thể mới sản sinh ra tế bào lympho T và lympho B. Do đó, có thể có trường hợp một người bị nhiễm vi-rút gây bệnh COVID 19 ngay trước hoặc sau khi tiêm Vắc Xin rồi sau đó bị bệnh do Vắc Xin chưa có đủ thời gian để tạo ra miễn dịch.

  1. TẠI SAO KHI TIÊM VẮC XIN LẠI PHÁT SINH TÁC DỤNG PHỤ?:

Đôi khi sau khi tiêm Vắc Xin, quá trình tạo khả năng miễn dịch có thể gây ra các triệu chứng, như sốt. Các triệu chứng này là bình thường và là những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang hình thành khả năng miễn dịch.

  1. VẮC XIN COVID 19 CÓ NHỮNG LOẠI NÀO PHỔ BIẾN?:

– Loại thứ nhất: Vắc Xin mRNA chứa vật chất từ vi-rút gây bệnh COVID 19 để cung cấp hướng dẫn cho tế bào chúng ta về cách tạo ra các protein vô hại riêng có với vi-rút đó. Sau khi tế bào của chúng ta tạo ra các bản sao protein đó, chúng phá hủy các vật chất di truyền từ Vắc Xin. Cơ thể chúng ta ghi nhận rằng protein không nên ở đó và tạo các tế bào lympho T và lympho B sẽ ghi nhớ cách chống lại vi-rút gây bệnh COVID 19 nếu chúng ta nhiễm bệnh trong tương lai.

– Loại thứ hai: Vắc Xin tiểu đơn vị protein bao gồm các mảnh (protein) vô hại của vi-rút gây bệnh COVID 19 thay vì toàn bộ mầm bệnh. Sau khi được tiêm chủng, cơ thể chúng ta ghi nhận rằng protein không nên ở đó và tạo các tế bào lympho T và kháng thể, những tế bào này sẽ ghi nhớ cách chống lại vi-rút gây bệnh COVID 19 nếu chúng ta nhiễm bệnh trong tương lai.

– Loại thứ 3: Vắc Xin véc-tơ có chứa một phiên bản điều chỉnh của loại vi-rút khác với loại gây bệnh COVID 19. Bên trong vỏ tế bào vi-rút điều chỉnh có vật liệu từ vi-rút gây bệnh COVID 19. Vật liệu này được gọi là “véc-tơ vi-rút”. Sau khi véc-tơ vi-rút vào trong tế bào của chúng ta, vật chất di truyền sẽ cung cấp các hướng dẫn cho tế bào tạo protein riêng có với vi-rút gây bệnh COVID 19. Dùng các hướng dẫn này, tế bào của chúng ta tạo ra các bản sao protein đó. Điều này thúc đẩy cơ thể chúng ta tạo tế bào lympho T và lympho B ghi nhớ cách chống lại vi-rút đó nếu chúng ta bị lây nhiễm trong tương lai.

  1. VẮC XIN COVID 19 PHẢI TIÊM 1 HAY 2 LIỀU?

– Nếu quý vị tiêm Vắc Xin COVID 19 cần 2 mũi tiêm, quý vị được coi là đã tiêm chủng đầy đủ sau 2 tuần kể từ khi tiêm mũi thứ hai. Vắc Xin COVID 19 của Pfizer-BioNTech và Moderna cần được tiêm hai liều.

– Nếu quý vị tiêm Vắc Xin COVID 19 chỉ yêu cầu 1 mũi tiêm, quý vị được coi là đã tiêm chủng đầy đủ sau 2 tuần kể từ khi tiêm. Vắc Xin COVID 19 của Johnson & Johnson’s Janssen chỉ cần tiêm một liều duy nhất.

Lưu ý: Nếu quý vị mới tiêm chưa đủ hai tuần hoặc vẫn còn cần được tiêm liều thứ hai, khi đó quý vị CHƯA được bảo vệ đầy đủ. Tiếp tục thực hiện các bước để bảo vệ bản thân và người khác cho đến khi quý vị được tiêm chủng đầy đủ (hai tuần sau liều cuối cùng.

VNPS hi vọng những kiến thức trên sẽ hữu ích cho quý vị. Chúc quý vị gặp nhiều may mắn và bình an trong đại dịch.

Nên ăn uống, sinh hoạt ra sao trước và sau khi tiêm vaccine Covid-19?

sinh hoat truoc va sau khi tiem vaccine covid 19[1]

Nên ăn uống, sinh hoạt ra sao trước và sau khi tiêm vaccine Covid-19?

Hiện tại dịch bệnh đang diễn biến rất phức tạp tại thành phố Hồ Chí Minh, và các tỉnh thành khác trên toàn quốc. Nhiều địa phương đã và đang tiến hành tiêm chủng Vắc Xin cho công dân. Vậy trước và sau khi tiêm vắc xin, thì chúng ta Nên ăn, uống, sinh hoạt ra sao?. Sau đây VNPS xin chia sẻ với quý thính giá một số thông tin được trích từ nguồn chính thống từ Trung Tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hồ Chí Minh.

Bạn không cần áp dụng chế độ dinh dưỡng đặc biệt để tiêm vaccine, nhưng nên có chiến lược ăn, nghỉ hợp lý hơn. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hồ Chí Minh (HCDC) ngày 28 tháng 6 hướng dẫn 5 điều nên thực hiện trước và sau tiêm vaccine COVID-19, gồm:

1. Ngủ thật ngon vào đêm trước khi tiêm: Đây là điều quan trọng, giúp hệ thống miễn dịch hoạt động tối đa.

2. Bổ sung đủ nước trước và sau tiêm: Sau tiêm, cơ thể có thể bị sốt, dễ gây mất nước. Nên uống từ từ, chia nhỏ lượng uống, có thể bổ sung nước hoa quả như nước chanh, nước cam để cung cấp thêm vitamin C, A.

3. Ăn đầy đủ và đa dạng thực phẩm: Nên ăn đủ các nhóm chất thịt, cá trứng sữa, các loại ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây tươi.

4. Ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa: Nếu buồn nôn và chán ăn sau tiêm, nên dùng thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như súp gà, cháo thịt bằm với đậu xanh… và chia nhỏ bữa ăn.

5. Nghỉ ngơi hoặc tập thể dục nhẹ nhàng: Sau tiêm, cơ thể mệt mỏi do tác dụng phụ, nên nghỉ ngơi, có thể tập thể dục nhẹ nhàng chất béo bão hòa làm tăng phản ứng viêm như: đi bộ chậm…
VNPS hi vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho toàn thể quý khán, thính giả. Chúc quý vị luôn luôn bình an.